Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Hoài nghi năng lực chống Covid-19 của châu Âu

Các bộ trưởng y tế Liên minh châu Âu (EU) hôm 6/3 họp khẩn ở Brussels, Bỉ, nhằm thảo luận cách ứng phó với Covid-19, trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV ở EU đã tăng hơn 5.500 trong hơn hai tháng kể từ khi dịch bùng phát tại Trung Quốc.

Giới quan sát cho rằng các biện pháp chống dịch tại châu Âu đến nay vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Hàng loạt câu hỏi về khả năng sẵn sàng ứng phó của châu lục này với dịch bệnh đã được đặt ra.

Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ tại một bệnh viện ở thành phố Brescia, phía bắc Italy. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ tại một bệnh viện ở thành phố Brescia, phía bắc Italy. Ảnh: Reuters .

Bộ trưởng Y tế Cộng hòa Czech Adam Vojtech cho biết tình trạng thiếu khẩu trang, thiết bị bảo hộ cùng chất khử trùng là một vấn đề "thực sự gây lo ngại". Ông kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) đẩy nhanh quá trình mua sắm thiết bị, vật tư cần thiết, điều mà EC nói sẽ làm từ cách đây hai tuần.

Thierry Breton, ủy viên EU phụ trách thị trường nội khối, tuần trước ra tuyên bố yêu cầu các quốc gia thành viên cung cấp đánh giá về tác động của dịch bệnh tới chuỗi cung ứng mỗi tháng một lần.

Châu Âu cũng có thể đối mặt với tình trạng thiếu thuốc vì một lượng lớn dược phẩm được nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, John Ryan, Giám đốc Y tế Công cộng của EC, cảnh báo hôm 5/3, chưa đầy 24 giờ sau khi một quan chức EU ở Brussels dương tính với nCoV.

Nhiều quốc gia châu Âu thực tế đã rơi vào tình trạng thiếu thuốc trước cả khi dịch bệnh bùng phát, đặc biệt là thuốc hô hấp, theo báo cáo của Hiệp hội Dược phẩm EU (PGEU).

Dù EU đang nỗ lực vượt qua dịch bệnh, virus đã tác động sâu sắc tới hoạt động thường nhật của khu vực. Một cuộc họp giữa các đại sứ EU đã bị hủy vào hôm qua sau khi xuất hiện thông tin đại diện Croatia đã tiếp xúc với một người nhiễm nCoV.

Theo giới chuyên gia, nếu EU chưa chuẩn bị đầy đủ trước dịch bệnh, đây không hoàn toàn là lỗi của khối. Các quốc gia thành viên tự chịu trách nhiệm với chính sách y tế và biên giới của mình. Nhưng giới chức ở Brussels cảnh báo các nước EU đang không chia sẻ đủ thông tin với nhau.

Ủy viên châu Âu về Sức khỏe và An toàn Thực phẩm Stella Kyriakides kêu gọi các thành viên trong khối "chia sẻ thông tin với EU và với nhau về các biện pháp đã được áp dụng và lên kế hoạch thực hiện ở nước mình".

"Chúng ta sẽ được bảo vệ tốt hơn nếu chúng ta phối hợp hành động cùng nhau", bà nhấn mạnh.

Các biện pháp sàng lọc y tế hiện cũng không thống nhất tại châu Âu. Các chuyên gia hàng không cho biết hàng loạt quốc gia đã yêu cầu công bố tình trạng sức khỏe của những hành khách trở về từ các khu vực bùng phát dịch nặng nề như Trung Quốc hay Italy.

Một trong những lý do nhiều nước châu Âu không hạn chế đi lại với những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch là do các quy định pháp lý quốc tế về cách các quốc gia ứng phó với dịch bệnh, theo bác sĩ Osman Dar, chuyên gia y tế công cộng tại viện nghiên cứu Chatham House, Anh.

Được gọi là Quy định Y tế Quốc tế (IHR), khuôn khổ pháp lý nhằm khuyến khích các quốc gia báo cáo những mối rủi ro mới cho các cơ quan quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nơi sau đó có thể đưa ra những phản ứng phối hợp.

"Các quốc gia báo cáo sớm sẽ được bảo vệ khỏi lệnh giới hạn đi lại và thương mại cũng như những tác động kinh tế xã hội khác", Dar cho hay.

Ông đồng thời thêm rằng việc so sánh hệ thống y tế của châu Âu với các quốc gia, khu vực khác là không công bằng. "Trung Quốc đã phản ứng với dịch bệnh với tốc độ vượt trội và họ là quốc gia duy nhất có thể làm được việc đó ở quy mô như vậy", dịch vụ dịch thuật ông nhấn mạnh.

Hệ thống y tế công cộng mạnh mẽ của châu Âu giúp các quốc gia trong khu vực đối phó với nguy cơ tốt hơn so với những nơi khác, song nCoV thực sự đã khiến châu Âu và cả thế giới không kịp trở tay.

"Chúng ta cần hạn chế tốc độ lây lan của nCoV bởi hệ thống y tế trên toàn cầu chưa sẵn sàng", bác sĩ Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Khẩn cấp thuộc WHO, nói.

Điều này đặc biệt đúng tại Italy, nơi Thủ tướng Giuseppe Conte đã thừa nhận một bệnh viện ở thị trấn phía bắc Codogno đã xử lý không phù hợp với ca nhiễm nCoV đầu tiên tại khu vực, góp phần khiến virus lây lan. Tuần trước, giới chức y tế Italy cảnh báo các bệnh viện đang vật lộn với một cuộc "khủng hoảng quá tải".

Italy đã thực hiện một số biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn virus, trong đó có phong tỏa các thị trấn ở phía bắc và đóng cửa trường học trên cả nước.

Nhiều nước châu Âu khác đang chậm rãi nối bước. Pháp đã cấm các sự kiện tụ tập trên 5.000 người và trong bối cảnh số ca nhiễm có dấu hiệu tăng, chính phủ Anh cũng công bố kế hoạch hành động hôm 3/3.

Vũ Hoàng (Theo CNN )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét